Sơn móng Shellac bị mẻ phải làm sao?

Sơn móng Shellac bị mẻ phải làm sao? 1

Sơn móng Shellac nổi tiếng là bền màu với độ bám phủ lâu, là kỹ thuật không còn xa lạ trong ngành nail. Đối với những người bận rộn, không thể thường xuyên đi đến tiệm nail, Shellac thực sự là lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu làm đẹp mà ít tốn thời gian. Cùng Học Viện New Gem tham khảo cách xử lý sơn móng Shellac bị mẻ nhé!

Mục lục

1. Sự ra đời của Shellac

Sơn móng Shellac bị mẻ phải làm sao?
Sơn móng Shellac bị mẻ phải làm sao?

Shellac được một công ty có tên là Creative Nail Design, Inc. (CND) ở California giới thiệu đầu tiên. Thành phần của Shellac được xem như một hybrid, nghĩa là bao gồm sự pha trộn của gel và sơn móng tay. Shellac được xem như một dạng nail polish bền màu, giúp giữ màu móng lâu phai hơn.

Về sau, CND cũng đã có các đối thủ cạnh tranh như Gelish, Blue Sky, Kodi, Generations, Perfect Match…với các sản phẩm sơn móng có nhiều điểm tương đồng và khác biệt với Shellac của CND.

2. Điểm đặc biệt của Shellac

Sơn Shellac trên móng tay tự nhiên, mang lại cho khách hàng một bộ móng hoàn hảo, sáng bóng. Shellac được làm khô rất nhanh, khách hàng có thể ra về mà không cần thời gian chờ đợi cho lớp sơn khô.

Quy trình sơn Shellac được tiến hành trong khoảng 40 phút với những bước cơ bản. Trước hết, móng tay tự nhiên của khách sẽ được sơn một lớp bảo vệ móng (base coat), rồi hong khô móng bằng đèn LED.

Sơn 2 lớp màu và cuối cùng là lớp Top coat ở phía ngoài cùng. Chú ý là cứ sau mỗi lớp sơn, móng sẽ được hong khô bằng đèn LED trong 2 phút và kết quả là bạn có được bộ móng tay bền màu và bóng đẹp.

3. Cách khắc phục sơn móng Shellac bị mẻ

Khi làm cho khách, loại trừ trường hợp móng của khách không good cho làm Shellac nail, thì khi làm xong mà khách bị chip về sau, thì có thể do bạn làm chưa tốt, để tránh việc này bạn cần lưu ý những điều sau:

Sơn móng Shellac bị mẻ phải làm sao? 2

  • Việc loại bỏ tế bào chết cần cẩn thận
  • Chú ý làm tốt việc loại bỏ dầu trên bề mặt móng với ScrubFresh trước khi applying Shellac UV Base Coat
  • Nhớ lắc mạnh Shellac Base Coat trước khi dùng để các thành phần được trộn đều
  • Chìa khóa thành công khi làm Shellac nail là chỉ nên quét lớp Shellac Nail Base Coat móng. Làm dày quá dễ bong, tróc về sau
  • Việc hong khô với đèn Shellac UV 36 Watt làm khoảng 10 seconds

Khi bôi lớp mỏng Shellac Top Coat nên thực hiện chu đáo. Ngoài ra còn một số điều nên lưu ý là nếu khách làm Shellac nail nhiều quá, bình quân liên tục 3-4 tháng sẽ có hiện tượng móng trở nên yếu dễ gãy, khi đó làm Shellac Nail tiếp móng dễ bị chip và bong tróc hơn. Nên tạm nghỉ dùng Shellac trong 2 tháng, sau đó hãy nên dùng lại sẽ good hơn.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn hiểu thêm về sơn móng Shellac, cũng như cách khắc phục sơn móng Shellac bị mẻ. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các kiến thức làm nail khác tại khóa học làm nail của Học Viện New Gem.

Học nail có khó không?

Đối với bạn chưa có sự tìm hiểu nhiều về ngành nail thì đây là thắc mắc rất phổ biến nhưng với những bạn đã có niềm yêu thích và từng tìm hiểu qua trước thì đây không phải và vấn đề.

Bạn cần hiểu một điều rằng dù là học nail hay học bất cứ ngành nghề nào cũng đều sẽ tồn tại những khó khăn nhất định, tuy nhiên tùy vào sự yêu thích và quyết tâm của mỗi người khắc phục nó như thế nào mà thôi.

Sơn móng Shellac bị mẻ phải làm sao?
Sơn móng Shellac bị mẻ phải làm sao?

Với ngành học nail thì trên thực tế hầu như không có khó khăn gì đáng kể ảnh hưởng đến quá trình và kết quả học tập của bạn. Bởi vì bạn không cần dùng đến quá nhiều sức hay phải ghi nhớ các kiến thức lý thuyết.

Chủ yếu bạn cần phải vận dụng sự sáng tạo, linh hoạt của mình vào từng nét vẽ và đặc biệt phải dành thời gian để thực hành nhằm nâng cao tay nghề, nhanh chóng thành thạo các kỹ thuật làm nail từ cơ bản đến nâng cao.

Có những bạn thường nghĩ rằng ngành nail chỉ dành riêng cho những ai có khiếu nghệ thuật, khéo tay, vẽ đẹp… tuy nhiên các bạn nên nhớ ngành nail là một ngành thiên về kỹ thuật chứ không thiên về nghệ thuật.

Và yếu tố khéo léo chỉ là một lợi thế cho những ai sở hữu nó chứ không phải là điều kiện tiên quyết. Nếu bạn không khéo léo thì cần chăm chỉ thực hành để bù đắp và cũng đừng quên rèn luyện khả năng tập trung, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ để tác phẩm nghệ thuật mà mình sáng tạo ra hoàn hảo nhất có thể, mang lại sự hài lòng cho khách hàng.

Cuối cùng để phát triển nghề nghiệp tốt hơn, bạn cần phải nhanh chóng cập nhật, học hỏi các xu hướng, kỹ thuật mới để vận dụng cho chính mình, nâng cao tay nghề. Chỉ với những yếu tố trên chắc chắn việc học nail sẽ không còn khó khăn gì với bạn nữa.